Giới thiệu
Cẩm nang du lịch
Tuyển Dụng
Tin Tức
Liên hệ
logo_or

Nghi thức cúi chào (Ojigi) của người Nhật

Nghi thức cúi chào (Ojigi) của người Nhật

Chúng ta thường hay thấy người Nhật cuối gập người khi chào nhau mà họ không có thói quen bắt tay giống như các nước ở phương Tây. Nghệ thuật cúi chào này trong tiếng Nhật gọi là Ojigi (お辞儀).

Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn. Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Ví dụ khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗi từ tận đáy lòng,người ta cúi đầu thật thấp, hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất. Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên.
 


Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn. Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia Ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Ví dụ khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗi từ tận đáy lòng,người ta cúi đầu thật thấp, hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất. Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên.


Thông thường Ojigi có 3 kiểu chào như sau:

Eshaku (会釈): Cúi 15 độ, trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình

Keirei (敬礼): Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt.

Saikeirei (最敬礼): Cúi 45 độ, khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình


Nguyên tắc đứng cúi chào:

 Đối với nam: các ngón tay khép, hai bàn tay duỗi thẳng và khép sát sườn rồi cúi xuống.



Đối với nữ: Hai tay duỗi thẳng đặt trước người tạo thành hình chữ V sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại rồi từ từ cuối chào.


 Đối với sếp và những người lớn tuổi hơn, nếu bạn cúi càng thấp thì càng thể hiện sự kính trọng.

 Một quy định ăn sâu vào tâm thức người Nhật, đó là “trọng người trên”, vì vậy mặc định là “người dưới” bao giờ cũng phải cúi chào “người trên”. “người trên” ở đây có thể được coi là người cao tuổi hơn mình hoặc có địa vị xã hội trên mình.

Ngày nay, nghi thức cúi chào cũng được tiết giảm nhiều, thường chú trọng trong lần gặp đầu tiên, hoặc với đối tác quan trọng. Khi đã thân thiết, việc hành lễ này cũng được đơn giản hơn, đôi khi chỉ là một cử chỉ gật đầu nhẹ, hay một cái vẫy tay hoặc một lời chào xã giao. Việc này cho thấy các lễ tiết trong văn hóa Nhật cũng đang dần có sự thay đổi để hòa nhập với văn hóa cộng đồng thế giới.
( Theo vietnhat.tv)

In bài viết
Danh mục sản phẩm
Quảng cáo
ngamonouc
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 27
Trong tuần: 170
Lượt truy cập: 349648
1450775891-du-hoc-tai-hai-duong-jpg

OREEN TRAVEL
♦ ĐC:Tầng 3 số 15 Trung Yên 5, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội, Việt Nam
♦ Hotline: 0904928088
♦ Email: support@oreentravel.com
♦ Website: www.oreentravel.com  

FANPAGE
BẢN ĐỒ
maptoptentravelurls
[Đóng dịch-closed]